Các chuyên gia Úc mới tìm thấy một sinh vật có diện mạo cực kỳ đáng sợ, trong chuyến thám hiểm vùng biển sâu nhất mà khoa học chưa từng chạm đến.
Mới đây, các chuyên gia người Úc đã thực hiện một chuyến thám hiểm đến một trong những vùng biển sâu nhất mà khoa học chưa từng đặt chân đế. Đó là vực biển phía Đông nước Úc (Australia’s eastern abyss). Và tại đây, họ đã tìm ra sinh vật này.
Sinh vật này cũng là một trong những lý do mà các nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức nghiên cứu công nghiệp và khoa học Úc (CSIRO) và bảo tàng Victoria thực hiện chuyến thám hiểm kéo dài một tháng, nhằm tìm kiếm các loài sinh vật mới ẩn sâu dưới đáy đại dương.
“Đây là vấn đề khá quan trọng” – một nhà khoa học đến từ khoa động vật của bảo tàng Victoria cho biết.
Sinh vật này là một loài cá mới, xuất hiện tại độ sâu 4000m so với mực nước biển tại New South Wales. Mọi người đều không biết nó là loài gì, và trên thực tế, họ chỉ biết rằng con cá này… không có mặt.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu mô để phân tích, và họ đã xác định được loài cá này đã được phát hiện trong cuộc thám hiểm của tàu ngầm Challenger năm 1872-1876, cũng là cuộc thám hiểm đại dương đầu tiên trên thế giới.
Tên khoa học của nó là Typhlonus, nhưng thường được gọi “thân mật” hơn là cá vô diện. Loài cá này cũng đã được tìm thấy ở biển Ả Rập, biển Papua New Guinea, Indonesia, Nhật Bản và Hawaii. Tuy nhiên đối với các chuyên gia của Úc việc loài cá này xuất hiện tại đây vẫn là bí ẩn lớn. Nước Úc chưa thực sự biết về loài cá này và họ đã bắt được năm con từ độ sâu 4000m.
Các nhà khoa học đang tiếp tục tiến hành khám phá và những gì họ khám phá được đều giúp chúng ta có thêm hiểu biết về môi trường sống, đa dạng sinh học và các quá trình sinh thái của xứ sở Kangaroo xinh đẹp này.
Cuộc thám hiểm dự tính sẽ kết thúc vào ngày 16 tháng 6 tại Brisbane.