Tía Tô: Không biết những điều này chắc chắn sẽ bỏ qua lợi ích của loại cây này

Tía tô là loại cây được dùng làm thuốc từ lâu đời nhưng vẫn cần những lưu ý khi sử dụng.

Mới đây, các nhà khoa học tại Viện Bách khoa Quốc gia Mexico cho hay, đã lấy 1 phân tử từ cây tía tô để loại bỏ khả năng loại bỏ tế bào ung thư. Theo đó các nhà khoa học đã tiến hành cô lập các phân tử chiết xuất từ cây tía tô giới. Sau đó, chọn một phân tử mạnh nhất để thử nghiệm trên dòng tế bào ung thư MCF-7 hoặc hoặc thụ thể estrogen dương tính (ER+), vì khoảng 70-80% trường hợp ung thư vú đều bắt nguồn từ hai tế bào này, cũng như trên các tế bào MDA-MB-231 và MDA-MB-436.

Tía tô nhiều công dụng

Tía tô là loại cây trồng phổ biến được người dân trồng và sử dụng từ xa xưa. Ngoài sử dụng như một món ăn, cây tía tô còn được dùng như một phương thuốc đơn giản để chữa các chứng cảm cúm, mệt mỏi. Trải qua hàng trăm năm, cây tía tô trở thành một phần trong ẩm thực, y học của người Việt.

Tía tô có nhiều tên gọi như xích tô, tử tô. Cây tía tô cao khoảng trên dưới 1m, lá mọc đối, ở mép lá có khía răng, mặt dưới tía tím hoặc hai mặt đều tía.

cây tía tô

Cách làm đơn giản nhất mà các gia đình Việt Nam vẫn áp dụng từ xa xưa là cho lá tía tô vào trong cháo nóng để giải cảm. Theo các bác sĩ Đông Y, tía tô là loại giải biểu, chữa bệnh giúp ra mồ hôi, giải cảm.

Nếu không dùng cách trên có thể dùng cách uống nước tía tô giải cảm. Theo đó, có thể lấy vỏ quýt rửa sạch, thêm 3 lát gừng và nắm tía tô cho vào nồi rồi đun kỹ trong nước. Sau khi sôi, đổ ra cốc uống khi vừa nguội. Sau khi uống đắp chăn ấm cho toát mồ hôi.

Ngoài ra, cũng có thể xông nước lá tía tô bằng cách cho lá vào nồi nước rồi đun lên và xông, lau rửa. Xông xong lau khô cơ thể rồi đắp chăn để cho mồ hôi toát ra.

Dùng tía tô sao cho đúng?

Không chỉ chữa cảm cúm mà lá tía tô còn có công dụng tốt trong chữa dạ dày. Nguyên nhân do thành phần tanin và glucosid có trong tía tô sẽ giúp các vết loét, viêm trong dạ dày se khít, liền sẹo. Khi uống nước lá tía tô sắc lên không chỉ giảm dịch vị, giảm tăng axit, mà bệnh nhân còn cảm thấy ngủ ngon do các cơn đau không còn.

Người bị mề đay mẩn ngứa cũng có thể dùng lá tía tô để chữa trị. Bằng cách dùng lá tía tô giã nhỏ, sau đó lấy nước uống, phần bã xát vào chỗ bị mề đay sẽ dịu cơn đau, rát và thấy thoải mái.

Nếu bị mất ngủ và căng thẳng thì lá tía tô cũng là phương thuốc hữu hiệu. Theo đó, chỉ cần kết hợp lá tía tô với cúc La Mã hay cây nữ lang sẽ giúp bớt mệt mỏi và ngủ tốt hơn.

Dù có nhiều công dụng như vậy nhưng tía tô phải sử dụng đúng liều lượng và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không có chỉ dẫn mà dùng theo truyền tai sẽ rất nguy hiểm. Các chuyên gia khuyên, không nên dùng tía tô triền miên trong nhiều ngày. Nếu dùng quá nhiều có thể khiến táo bón, tiểu tiện đỏ, kém ăn, suy nhược, người bị nhiều mồ hôi cũng cần chú ý khi sử dụng. Đặc biệt khi dùng lá tía tô phải rửa sạch sẽ, để khô ráo nước.

Theo Emdep

SHARE