Nếu muốn làm trẻ hóa da với acid, thì đây là những loại cơ bản mà bạn cần biết

Giảm thâm nám, nếp nhăn, thúc đẩy da tái tạo khỏe mạnh hơn, điều trị mụn… là điều mà những loại acid cơ bản này có thể đem lại cho bạn.

Vài năm trở lại đây, sử dụng acid trong dưỡng da đã trở thành việc làm quen thuộc với nhiều người. Acid có khả năng đào thải lớp tế bào cũ, bụi bẩn sâu trong da, từ đó thúc đẩy lớp da mới mịn màng, sạch khỏe. Về lâu về dài, điều này sẽ khiến da khỏe hơn, giảm thiểu những dấu hiệu lão hóa, tình trạng thâm nám, tàn nhan cũng được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, để lựa chọn được các sản phẩm chuyên sâu chứa acid phù hợp thì không phải là ai cũng rõ. Dưới đây là những loại acid có khả năng cải thiện làn da, và một số những thông tin cơ bản để bạn có thể chọn được loại acid phù hợp nhất với mình.

Nếu muốn làm trẻ hóa da với acid, thì đây là những loại cơ bản mà bạn cần biết - Ảnh 1.

AHA – Glycolic Acid

Nếu muốn làm trẻ hóa da với acid, thì đây là những loại cơ bản mà bạn cần biết - Ảnh 2.

Glycolic Acid có chiết xuất từ đường mía. Đây là dạng AHA thông dụng và phổ biến nhất trong các sản phẩm AHA trên thị trường hiện này. Glycolic Acid giúp đào thải, loại bỏ lớp tế bào cũ xỉn màu, thúc đẩy da sản sinh tế bào mới. Từ đó, acid này đem lại hiệu quả làm giảm tình trạng mụn đầu trắng, trị thâm mụn, ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa, giảm lông mọc ngược.

Đây cũng là dạng acid tan trong nước và có kích thước phân tử khá nhỏ nên có khả năng thẩm thấu vào da tốt, đem lại hiệu quả nhanh hơn so với những loại AHA khác.

AHA – Lactic Acid

Nếu muốn làm trẻ hóa da với acid, thì đây là những loại cơ bản mà bạn cần biết - Ảnh 3.

Cũng là dạng AHA tan trong nước, nhưng có kích thước phân tử lớn hơn Glycolic acid nên hiệu quả kém hơn và cũng nhẹ nhàng, ít ích ứng với da hơn.

Nếu khi xưa, bạn từng nghe câu chuyện Cleopatra tắm sữa mỗi ngày để da mịn màng, thì đó chính là bởi trong sữa rất giàu Lactic acid. Giống như những loại AHA khác, Lactic acid có khả năng tẩy tế bào chết, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa của da.

AHA – Mandelic Acid

Nếu muốn làm trẻ hóa da với acid, thì đây là những loại cơ bản mà bạn cần biết - Ảnh 4.

Là loại AHA có chiết xuất từ hạnh nhân hoặc từ táo, được sử dụng nhiều trong vài năm trở lại đây. So với 2 loại acid bên trên, Mandelic Acid nhẹ nhàng hơn, kích thước phân tử cũng lớn hơn nên ít kích ứng với da, da nhạy cảm có thể sử dụng.

Nếu như 2 loại AHA bên trên chỉ tan trong nước thì Mandelic Acid lại có khả năng tan cả trong nước lẫn trong dầu. Do đó, nó có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, điều trị mụn. Tóm lại, nếu da bạn nhạy cảm và bị mụn thì bạn nên sử dụng các sản phẩm AHA dạng Mandelic Acid hơn là Glycolic Acid.

Nếu muốn làm trẻ hóa da với acid, thì đây là những loại cơ bản mà bạn cần biết - Ảnh 5.

Ngoài 3 dạng trên, thì AHA còn có dạng Citric Acid và Tartaric Acid. Nhưng 2 loại này không quá phổ biến và cũng chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về khả năng tác động lên da. Hai dạng acid này thường được thêm vào sản phẩm để hỗ trợ các dạng AHA khác hoạt động tốt hơn.

BHA – Salicylic Acid

Nếu muốn làm trẻ hóa da với acid, thì đây là những loại cơ bản mà bạn cần biết - Ảnh 6.

Salicylic Acid thực chất là loại acid có nguồn gốc từ cây cỏ nhưng thường được các công ty mỹ phẩm gọi tắt là BHA. Salicylic Acid có tính kháng viêm nhẹ và khả năng tan trong dầu, nên sẽ thẩm thấu sâu vào da giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, làm mềm nhân mụn, giảm thiểu tình trạng mụn đầu đen, đồng thời khiến da khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với Aspirin thì khả năng cao bạn cũng sẽ dị ứng với Salicylic Acid. Ngoài ra, Salicylic Acid cũng rất dễ gây khô da và khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng.

Betaine Salicylate

Nếu muốn làm trẻ hóa da với acid, thì đây là những loại cơ bản mà bạn cần biết - Ảnh 7.

Đây là loại BHA nhẹ nhàng hơn so với Salicylic Acid, hiệu quả thấp hơn nhưng cũng ít kích ứng và đỡ gây khô da hơn. Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng BHA thì nên sử dụng dạng Betaine Salicylate sau đó mới chuyển sang Salicylic Acid.

LHA – Capryloyl Salicylic Acid

Nếu muốn làm trẻ hóa da với acid, thì đây là những loại cơ bản mà bạn cần biết - Ảnh 8.

Đây là 1 dạng ester của Salicylic Acid mới được nói đến phổ biến trong vài năm trở lại đây. LHA có rất nhiều ưu điểm khi vừa tan trong dầu vừa tan trong nước, nên vừa có khả năng tẩy lớp da chết bề mặt, lại thẩm thẩm làm sạch sâu lỗ chân lông của da. Nói nôm na, LHA có thể đảm nhiệm chức năng của cả AHA lẫn BHA.

Ngoài ra, nếu như BHA và AHA chỉ hoạt động trong điều kiện pH thấp từ 4 trở xuống, thì LHA lại hoạt động trong điều kiện pH tự nhiên 5,5 của da, và khả năng kích ứng của nó cũng thấp hơn. Vậy nên hầu hết mọi người đều có thể sử dụng LHA, nhất là những trường hợp mụn viêm, mụn đầu trắng, mụn đầu đen, hoặc chống lão hóa.

Tuy nhiên, vì hoạt chất này khá mới nên trên thị trường không có nhiều sản phẩm chứa LHA

PHA – Polyhydroxy Acid

Nếu muốn làm trẻ hóa da với acid, thì đây là những loại cơ bản mà bạn cần biết - Ảnh 9.

PHA bao gồm Gluconolactone và Lactobionic Acid được coi là AHA thế hệ mới khi có khả năng tẩy tế bào chết, làm mịn da, tăng collagen, giảm nếp nhăn…Tuy nhiên vì có cấu trúc phân tử lớn, nên PHA không thẩm thấu nhiều vào da, khả năng kích ứng cũng vì thế mà thấp hơn AHA thông thường.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, PHA cũng là một chất chống oxy hóa, nó không khiến da chúng ta nhạy cảm dưới ánh nắng như AHA thông thường, mà ngược lại còn có tằng khả năng bảo vệ da.

Cũng giống như LHA, trên thị trường hiện này cũng không có nhiều sản phẩm chứa PHA.

Azelaic Acid

Nếu muốn làm trẻ hóa da với acid, thì đây là những loại cơ bản mà bạn cần biết - Ảnh 10.

Nếu bạn có mụn ẩn hoặc có nhiều vết thâm nám, mà da bạn lại nhạy cảm và bị kích ứng với các sản phẩm chứa AHA, BHA hay retinoids; thì bạn có thể thử sử dụng các sản phẩm chứa Azelaic Acid.

Đây là loại acid tự nhiên có nguồn gốc từ ngũ cốc như lúa mì hay lúa mạch. Trong chăm sóc da, Azelaic acid có tác dụng: kháng khuẩn, điều trị mụn trứng cá; giảm chứng đỏ mặt (rosacae); tẩy tế bào chết, giảm mụn đầu đen; làm mờ các vết thâm nám. Tuy nhiên, Azelaic acid lại nhẹ nhàng, lành tính và ít tác dụng phụ hơn so với những loại AHA và BHA khác.

Nguồn: afamily.vn

SHARE