Làm sao để “đọc nhanh hiểu sâu nhớ lâu” – hãy làm theo những điều này!

Cùng bỏ túi ngay những kỹ năng giúp bạn có thể đọc nhanh, đọc được nhiều và hiệu quả nhất có thể.

Đọc nhanh giúp bạn đọc và hiểu thông tin nhanh chóng hơn. Đây là 1 kĩ năng cần thiết nếu như bạn phải xử lý 1 lượng thông tin lớn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để đọc nhanh, hiểu nhanh nhớ lâu. Vậy thì bạn nên nắm giữ những thủ thuật dưới đây.

1. Tắt hết những lời đọc nhẩm thành tiếng

Đây được cho là thói quen hình thành từ thời còn vỡ lòng. Chúng ta vừa đọc vừa lẩm nhẩm thành tiếng và tưởng tượng ra hình ảnh.

Tuy nhiên chính cách đọc lẩm nhẩm này lại đang làm chậm tốc độ đọc, ngăn bạn tiếp thu lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại đó. Vì vậy, bạn nên ngừng làm điều đó lại.

2. Không đọc từng từ một

Nhiều người có thói quen rằng nên đọc chậm, quan tâm đến tất cả các từ trong câu theo thứ tự. Tuy nhiên, tâm trí bạn có khả năng tuyệt vời đó là lấp đầy khoảng trống với thông tin thích hợp. Vậy sao bạn không tận dụng khả năng này?

Theo đó, bạn nên tập dần với việc đọc cụm nhóm từ, hãy nhóm chúng lại với nhau để hiểu ý nghĩa. Ví dụ, thay vì nhìn từng từ “con – mèo – đang – bắt – chuột” – 1 cách riêng rẽ thì nên nhóm chúng lại thành cụm từ “con mèo đang bắt chuột” như 1 thông tin duy nhất.

Lúc này cụm từ nổi bật trong đọan văn và đôi mắt bạn sẽ bỏ qua các từ phụ mà không lãng phí thời gian, sức lực.

3. Giảm cử động mắt

Trong khi đọc, mắt bạn sẽ di chuyển theo nhịp đọc – thông thường là theo chiều của văn bản (trái qua phải hoặc ngược lại).

Đôi khi mắt sẽ dừng tại 1 nhóm từ dài, không quen thuộc để phân tích – thế nhưng cách đọc này sẽ giảm tốc độ đọc.

Nếu muốn cải thiện tốc độ đọc, hãy cố gắng hướng mắt mình về phía giữa, di chuyển từ trên xuống dọc theo trang giấy, từ đó tốc độ đọc của bạn sẽ cải thiện hơn.

4. Hạn chế đọc lại trong lúc đọc 

Để giảm việc đọc lại những câu đã đọc qua, bạn có thể dùng sự trợ giúp của ngón trỏ hoặc 1 tờ giấy.

Theo đó, để luyện tập mắt không chạy ngược lên nhìn các dòng phía trên, bạn có thể dùng tờ giấy che dòng bạn đã đọc, hoặc dùng ngón tay trỏ để không bị lẫn dòng.

5. Đọc những gì cần thiết

Bạn cần thông tin trong tập tài liệu dày cộp để chuẩn bị cho kỳ thi, hãy đọc tiêu đề các phần, đọc phần đầu, và cuối sau đó đánh dấu những điểm quan trọng.

Sau khi nắm được ý chính, bạn quay lại để đọc và nắm các ý chính trong bài. Bạn hãy thử so sánh lượng thông tin bạn thu được bằng cách làm sau với cách chỉ đọc câu đầu và câu cuối xem – có lẽ chúng cũng không khác nhau nhiều. Hãy nhớ, đọc 1 cách có chọn lọc và cần thiết mà thôi.

Nguồn: Brightside, Life hack, Read Faster

SHARE