Chúng ta mới tạo ra nguồn sáng mạnh gấp 1 tỷ lần Mặt trời ở ngay trên hành tinh này

Khoa học có thể tạo ra bất kỳ điều gì, miễn là chúng ta có đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Ai dám nghĩ đến một nguồn sáng mạnh gấp 1 tỉ lần Mặt trời?

Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã chứng minh rằng con người có thể làm được bất kỳ điều gì, khi tạo ra một nguồn sáng mạnh gấp 1 tỉ lần Mặt trời. Đó cũng là nguồn sáng nhân tạo mạnh nhất lịch sử Trái đất tính đến thời điểm hiện tại.

Cụ thể thì nhóm nghiên cứu từ ĐH Nebraska – Lincoln (UNL – Mỹ) đã chiếu một chùm sáng laser với cường độ “không tưởng” tên Diocles và các electron trong khí Heli. Kết quả, họ thu được ánh sáng mạnh hơn gấp nhiều lần, từ đó mở ra tiềm năng một loại tia X-quang mới, cho phép hình ảnh thu được với độ phân giải cao hơn hẳn.

Chúng ta mới tạo ra nguồn sáng mạnh gấp 1 tỷ lần Mặt trời ở ngay trên hành tinh này - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia thì khi ánh sáng chạm vào một vật thể, nó sẽ bị phân tán, và đó là cách để chúng ta nhìn thấy vật thể. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ một eletron bình thường chỉ phân tán được 1 phân tử photon ánh sáng. Nhưng khi sử dụng Diocles, có tới 1.000 photon bị phân tán trong cùng một thời điểm trên mỗi electron.

Tiến sĩ Donal Umstadter – một trong những chuyên gia của nghiên cứu cho biết: “Nguồn sáng mạnh không tưởng này khiến chúng tôi nhận ra sự thay đổi về bản chất của hiện tượng tán sắc – thứ giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật”.

“Mọi thứ thay đổi khi chúng ta tăng cường độ sáng, và đó không phải là điều thường thấy. Ánh sáng phát ra ở những góc khác nhau, với những màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào độ sáng”.

Theo ông, ứng dụng của nguồn sáng mới này sẽ rất đặc biệt. Đầu tiên, nó cho phép chúng ta chụp X-quang 3D với quy mô nhỏ đến tầm nano. Ngoài ra, nguy cơ gây ung thư có trong tia X truyền thống cũng giảm thiểu rất đáng kể.

Chúng ta mới tạo ra nguồn sáng mạnh gấp 1 tỷ lần Mặt trời ở ngay trên hành tinh này - Ảnh 2.

Một chiếc USB được chụp X-quang nét đến từng chi tiết nhờ tia X thế hệ mới

Chưa hết, chùm sáng mới có thể được ứng dụng trên các máy chụp hình siêu nhanh. Cụm từ “siêu nhanh” ở đây phải hiểu ở cấp độ… phân tử trong phản ứng hóa học, nên đó sẽ là một bước tiến cực lớn trong khoa học.

“Có rất nhiều lý thuyết vật lý ánh sáng trong nhiều năm chưa được thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, vì chúng ta chưa từng có một nguồn sáng đủ mạnh để thực hiện chúng. Giờ thì khác rồi,” – Tiến sĩ Umstadter cảm thán.

Nguồn: Independent
SHARE