Chuối hột là vị thuốc dễ kiếm, rẻ tiền mà chữa được nhiều bệnh như: sỏi thận, đái tháo đường, huyết áp cao, tăng mỡ máu, viêm thận, táo bón…
Ảnh minh hoạ: Internet
Chuối hột còn được gọi là chuối chát, tên khoa học Musabalbisiana Golla, họ Chuối (Musacea). Ngoài các thành phần chất dinh dưỡng tốt như: đường, sinh tố, chất xơ, trong chuối hột xanh còn có chứa hàm lượng chất tanin cao, vì vậy chuối có vị chát nhiều hơn ngọt.
Chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi; trái chuối hột xanh chữa hắc lào, vỏ trái chuối hột chữa kiết lỵ, củ chuối hột chữa cảm nắng, sốt cao…
Chữa sỏi thận: chuối hột già còn xanh (để cả vỏ) 7 quả, thái mỏng, phơi khô, sao vàng, hạ thổ sau đó sắc với ba bát nước ăn cơm, còn 1 bát, uống lúc còn nóng khi no. Mỗi lần 1 bát, ngày 4 bát. Hay có thể cho vào ấm, đổ nước sôi và hãm như hãm trà. Ngày uống 3 – 4 ấm. Chỉ cần uống trong một thời gian khoảng 1 tháng, sỏi thận sẽ tan và tống ra ngoài theo đường tiểu tiện.
Chữa sỏi tiết niệu từ hạt chuối hột: chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 muỗng cà phê bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hàng ngày như uống nước trà liền trong 2 – 3 tháng, cho kết quả khá tốt.
Chữa sỏi thận, bàng quang: dùng chuối hột già còn xanh (nhiều, ít tùy), thái thành từng khoanh mỏng, sao thật khô, hạ thổ 48 giờ rồi tán thành bột mịn. Uống mỗi lần 12g, ngày uống 3 lần. Sau hai tháng uống liên tục, sỏi có thể tan hết, thận, bàng quang trở lại bình thường.
Chữa đái tháo đường: chuối hột già còn xanh (để cả vỏ) thái lát mỏng, phơi khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi như pha trà, uống hàng ngày, uống lúc còn nóng.
Chữa huyết áp cao do bệnh thận và với người béo: dùng chuối hột sắp chín (để cả vỏ) thái lát mỏng, phơi khô kỹ, sao qua chừng một nắm. Kết hợp cùng củ ráy rừng gọt vỏ, thái lát, ngâm ngập trong nước gạo đặc 2 giờ, rửa sạch, phơi khô, sao nhỏ lửa (sao kỹ), lượng bằng 1/3 lượng chuối hột. Cả hai thứ sắc với 3 bát nước lấy một bát, uống ngày hai lần.
Chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi; trái chuối hột xanh chữa hắc lào, vỏ trái chuối hột chữa kiết lỵ, củ chuối hột chữa cảm nắng, sốt cao…Ảnh minh hoạ: Internet
Trị trẻ em táo bón: lấy 1 – 2 trái chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.
Trị sỏi bàng quang: trái chuối hột xanh thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.
Trị bệnh thống phong (bệnh gút): quả chuối hột (rừng) 3g, củ ráy (rừng) 4g, khổ qua 1g, tỳ giải 2g. Sao vàng hạ thổ, đóng gói 10g/gói, ngày uống 2 – 3 gói pha nước đun sôi uống, không được cho đường vào.
Trị hắc lào:
trái chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.
Xổ giun: quả chuối hột chín ăn vào lúc đói thấy ra giun.
Không được ăn quả chuối rừng còn xanh (chưa chín) vì rất dễ bị ngộ độc hoặc táo bón nặng vì quá nhiều chất tanin.
Hỗ trợ ổn định đường huyết: chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20 – 25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.
Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu chữa phù thũng.
Rượu chuối hột: 1 kg chuối hột rừng ngâm khoảng 2 – 2,5 lít rượu ngon 40 – 45 độ, rượu có vị ngọt thơm, màu vàng nhạt. Dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tráng dương, tăng cường sức khỏe phái mạnh, giải nhiệt, bệnh dạ dày, kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, trị kém ăn, kém ngủ, bồi bổ cơ thể…Ảnh minh hoạ: Internet
Rượu chuối hột rừng
Rượu chuối hột: 1 kg chuối hột rừng ngâm khoảng 2 – 2,5 lít rượu ngon 40 – 45 độ, rượu có vị ngọt thơm, màu vàng nhạt. Dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tráng dương, tăng cường sức khỏe phái mạnh, giải nhiệt, bệnh dạ dày, kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, trị kém ăn, kém ngủ, bồi bổ cơ thể…
Tuy nhiên, để cho rượu chuối ngon và hấp dẫn, cần chế biến mới đạt yêu cầu.
Cách ngâm rượu chuối hột ngon:
Chuối phải thật chín, thái mỏng, phơi nắng (nhớ là phải giữ không cho ruồi nhặng bu vào và bụi bay vào), phơi càng khô càng tốt.
Rượu ngâm phải là rượu trắng, không pha tạp (thường gọi là rượu cốt,rượu nguyên chất, nồng độ phải > 40 độ).
Đồ ngâm rượu phải là thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối vào, chuối chiếm 1/3 lọ, đổ rượu đầy 2/3 lọ, để lại 1/3 chân không cho chuối nở. Đậy kỹ nắp, 100 (3 tháng 10 ngày) ngày sau là uống được , để càng lâu càng tốt.
Rượu chuối hột được xếp vào loại rượu thuốc, không nên ngâm uống để nhậu xỉn.
Rượu chuối hột để hỗ trợ điều trị bệnh sạn thận, bổ thận: liều lượng mỗi bữa ăn 1/2 tách uống trà (10 – 20ml).
Các vị thuốc gia giảm phải theo từng người: cao, hạ huyết áp, nhiệt, hàn, cần bổ khí, cần bổ huyết… không nên tùy tiện dùng sẽ phản tác dụng.
Theo Tienphong