Háo hức mùa nước nổi, tới điểm tham quan hot nhất miền Tây

Điểm đến miền Tây mùa nước nổi đặc biệt và ấn tượng nhất chính là rừng tràm Trà Sư tọa lạc ở Tịnh Biên, An Giang.

Rừng tràm Trà Sư (xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) cách TP. Hồ Chí Minh hơn 200km, cách thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang khoảng 30km. Mùa nước nổi, rẽ vào con đường tới rừng tràm thôi bạn đã thấy như bước vào một thế giới khác. Nơi ấy, dưới bóng râm của những hàng tràm thẳng tắp, con đường đất đỏ duyên dáng đưa du khách vào sâu trong khu rừng ngập mặn, hai bên đường là những cánh đồng lúa vàng ươm, những ao sen hồng thấp thoáng, đàn cò diệc ríu rít đậu trên những tán cây cao dường như không hề quan tâm tới sự hiện diện của những người khách xa lạ. Cảm giác như riêng vùng đất này đã chứa đựng trọn vẹn vẻ đẹp của miền Tây, thật yên bình, thuần hậu và đủ đầy những nét đặc trưng của miền sông nước.

Lênh đênh rừng tràm Trà Sư mùa nước chưa nổi

Lênh đênh rừng tràm Trà Sư mùa nước chưa nổi

Có 2 cách để tham quan, khám phá rừng tràm Trà Sư, một là thuê xe đạp băng qua con đường đất đỏ đi xuyên rừng, hai là thuê xuồng đi sâu vào vùng rừng ngập mặn. Hầu hết khách tới rừng tràm đều thích chọn đi xuồng, lênh đênh trên dòng sông xanh phủ lấm tấm bèo. Những cô thiếu nữ mặc áo bà ba, giọng miền Tây ngọt lịm sẽ làm hướng dẫn viên và chèo xuồng ba lá đưa du khách luồn lách qua từng lạch nước, giới thiệu về rừng tràm và những cảnh sắc đặc trưng của miền đất xanh tươi này.

Lênh đênh rừng tràm Trà Sư mùa nước chưa nổi

Lênh đênh rừng tràm Trà Sư mùa nước chưa nổi

Lênh đênh rừng tràm Trà Sư mùa nước chưa nổi

Nếu đi vào mùa nước nổi, du khách sẽ được ngắm hệ sinh thái ngập nước với bao sản vật của miền Tây như bông điên điển vàng tươi, rồi bông súng, cá linh…

Lênh đênh rừng tràm Trà Sư mùa nước chưa nổi

Lênh đênh rừng tràm Trà Sư mùa nước chưa nổi
Vạt bèo xanh phủ kín mặt nước khiến không gian càng thêm mênh mông, bát ngát

Sau khi đi xuồng ba lá khoảng 30 phút, du khách băng qua một con đường nhỏ dẫn đến đài quan sát. Đài quan sát nằm ở trung tâm rừng tràm, cũng là điểm cao nhất trong rừng, nơi bạn có thể ngắm toàn bộ cánh rừng tràm bát ngát xanh. Khách có thể thuê kính viễn vọng trên đỉnh đài quan sát để ngắm cận cảnh những đàn chim, cò, bìm bịp, lele… tụ tập thành từng đàn lớn chao liệng, kiếm ăn sôi nổi khắp cánh rừng, hoặc phóng tầm mắt ra xa để ngắm những ngọn núi lớn, ngắm tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi hoặc những buôn làng của người Kh’mer thấp thoáng sau những hàng thốt nốt xanh um.

Lênh đênh rừng tràm Trà Sư mùa nước chưa nổi
Lên đài quan sát để ngắm toàn cảnh rừng tràm Trà Sư từ trên cao

Lênh đênh rừng tràm Trà Sư mùa nước chưa nổi

  • Mùa nước nổi miền Tây rủ nhau về rừng tràm Trà Sư xanh mướt
  • Dạo rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi, ăn toàn đặc sản miền Tây

Xung quanh đài quan sát là những chòi lá, những lều, võng nghỉ và hệ thống nhà hàng. Chẳng du khách nào đến rừng tràm mà nỡ chối từ những món ăn dân dã làm nên thương hiệu ẩm thực miền Tây, mùa nào thức ấy, nào lẩu mắm đậm đà, nào gà nướng mật ong thơm nức mũi, nào chuột đồng quay lu, cá lóc nướng trui, cơm sen ngọt bùi… Sau một hồi thăm thú rừng tràm, thưởng thức đặc sản đúng vị miền Tây, và nằm võng nghỉ ngơi nghe hò nghe hát, du khách chỉ có thể thốt lên hai từ “Quá đã” mà thôi!

Lênh đênh rừng tràm Trà Sư mùa nước chưa nổi
Dừng chân nghỉ ngơi tại các nhà chòi sau khi tham quan rừng tràm

Lênh đênh rừng tràm Trà Sư mùa nước chưa nổi

Lênh đênh rừng tràm Trà Sư mùa nước chưa nổi
Thưởng thức những món ăn đậm chất miền Tây như lẩu cá linh bông điên điển hay chuột đồng nướng muối ớt

Lênh đênh rừng tràm Trà Sư mùa nước chưa nổi

Kết thúc trọn vẹn một ngày say sưa thưởng ngoạn rừng tràm Trà Sư, càng say đắm vẻ trù phú của vùng đất này như trong câu ca:

“Trà Sư ơi, về lại rừng nghe tiếng hát ai say

Trà Sư ơi, chiều dần buông tiếng đàn ai gợi nhớ

Trà Sư ơi, tim của rừng tình yêu luôn đẹp mãi

Trà Sư ơi, ta yêu rừng ngọt ngào một chút hương”.

 – Vé vào rừng tràm khoảng 130.000đ/người đã kèm tiền đi xuồng máy và xuồng ba lá, nếu đi đoàn đông bạn nên liên hệ trước với ban quản lý rừng để được mua vé giá ưu đãi.

– Ngoài cổng khu sinh thái rừng tràm có rất nhiều hàng quán bán đặc sản địa phương như đường thốt nốt, khô cá lóc, mắm cá linh, nước thốt nốt tươi, mật ong rừng tràm… người bán rất nhiệt tình, giá thành rất phải chăng.

– 1 tour chèo xuồng ngắm rừng tràm sẽ là 20 – 30 phút, bạn có thể thương lượng với người chèo xuồng để được tham quan nhiều hơn, đi vào sâu hơn, chứ không chỉ đi thẳng đến bến tàu để đến đài quan sát.

– Bạn nên đội nón, che ô khi ngồi trên xuồng, để tránh “bom” của những đàn chim ở trên cao.

– Đi rừng tràm, đặc biệt là vào mùa khô bạn không nên hút thuốc hoặc sử dụng lửa, vì rất dễ xảy ra cháy rừng, và mức xử phạt sẽ rất nặng.

Nguồn: Emđẹp.vn

SHARE