Nhìn tay bắt bệnh: 30 vấn đề sức khỏe sẽ thể hiện rõ qua vẻ ngoài của bàn tay

Cách quan sát tình trạng bàn tay chính là một phương pháp bắt bệnh từ rất lâu đời trong Đông và Tây y.

Đôi bàn tay là một trong những bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất, có thể dự báo cho chúng ta về những vấn đề sức khỏe đang gặp. Hãy chú ý đến những biểu hiện dưới đây để có cách phòng chữa bệnh tốt nhất nhé!

Lòng bàn tay có màu cam/vàng

Nhìn tay bắt bệnh: 30 vấn đề sức khỏe sẽ thể hiện rõ qua vẻ ngoài của bàn tay - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Bàn tay màu vàng biểu hiện thận có vấn đề. Nó cũng liên quan đến chứng suy giáp, tiểu đường, chán ăn tâm thần, bệnh gan.

Ngoài ra, nếu bạn ăn quá nhiều cà rốt khiến cho chất beta carotene dư thừa tích tụ trong cơ thể cũng khiến cho da bạn đổi thành màu vàng, cam. Tình trạng này gọi là carotemina. Một số thực phẩm khác cũng có thể gây vàng da nếu ăn nhiều như: khoai lang, bí đỏ, rau bina, đậu, bắp ngô và khoai lang.

Nếu bàn tay có màu cam đỏ, điều này thể hiện bạn đã mắc phải tình trạng Lycopenemia khi ăn quá nhiều thực phẩm có màu đỏ như củ dền, cà chua, các loại trái cây màu đỏ.

Bàn tay có màu đỏ

Nhìn tay bắt bệnh: 30 vấn đề sức khỏe sẽ thể hiện rõ qua vẻ ngoài của bàn tay - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Tình trạng lòng bàn tay đỏ có thể là một dấu hiệu của các rối loạn gan. Màu đỏ này là từ các mạch máu bị giãn ra do sự mất cân bằng hormone vì gan bị tổn thương. Ngoài ra, lòng bàn tay đỏ cũng có thể báo hiệu một số loại bệnh như viêm khớp dạng thấp và các rối loạn tuyến giáp.

Lòng bàn tay đổi màu đỏ cũng có thể do bị viêm, là biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp. và các rối loạn tuyến giáp.

Bàn tay bong tróc da

Nếu phần da trên đầu ngón tay của bạn đột nhiên bị bong ra thành từng mảng, rất có thể là bạn đang thiếu hụt vitamin B. Một số vitamin B như niacin (B3) và biotin (vitamin B7) là những vitamin quan trọng rất tốt cho da.

Nhìn tay bắt bệnh: 30 vấn đề sức khỏe sẽ thể hiện rõ qua vẻ ngoài của bàn tay - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Nếu bạn thường xuyên thấy da tay có hiện tượng khô ngứa, nứt nẻ, nóng rát hoặc tróc vảy, có thể bạn đã bị nhiễm nấm ezecma.

Bàn tay bị khô cũng là báo hiệu sớm của bệnh rối loạn tuyến giáp khiến cho làn da mất đi độ ẩm, triệu chứng mãn kinh, cơ thể thiếu nước hoặc thiếu các axit béo cần thiết.

Bàn tay lạnh

Hiện tượng bàn tay bị lạnh toát là dấu hiệu của một số vấn đề như máu lưu thông kém, huyết áp thấp, stress, tuyến giáp hoạt động kém…

Nhìn tay bắt bệnh: 30 vấn đề sức khỏe sẽ thể hiện rõ qua vẻ ngoài của bàn tay - Ảnh 4.

Ảnh: Internet

Bàn tay lạnh đi kèm với đầu ngón tay đổi từ màu xanh đến màu đỏ có thể là dấu hiệu của hội chứng Raynaud. Tình trạng này có thể gây ra các ngón tay và ngón chân bị lạnh và có thể kèm theo cảm giác đau, tê và ngứa ran.

Tay bị run

Nếu tay bạn bị run rẩy, khó kiểm soát, rất có thể là do dạo gần đây bạn đã uống quá nhiều caffeine hoặc thức uống có cồn.

Một số loại thuốc bao gồm thuốc suyễn và thuốc chống trầm cảm có thể là nguyên nhân dẫn đến tay bạn bị run.

Nhìn tay bắt bệnh: 30 vấn đề sức khỏe sẽ thể hiện rõ qua vẻ ngoài của bàn tay - Ảnh 5.

Ảnh: Internet

Nếu tình trạng tay run diễn ra quá thường xuyên, bạn cần đến gặp bác sĩ bởi nó có thể là triệu chứng của một số căn bệnh như Parkinson, rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chuyển động, suy tuyến giáp, thiếu ma-giê, lo lắng và căng thẳng kéo dài.

Đổ mồ hôi tay

Nhìn tay bắt bệnh: 30 vấn đề sức khỏe sẽ thể hiện rõ qua vẻ ngoài của bàn tay - Ảnh 6.

Ảnh: Internet

Lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi có thể là kết quả của tình trạng lo âu căng thẳng. Nếu lòng bàn tay luôn ướt mồ hôi mà không rõ nguyên nhân và rất khó kiểm soát thì rất có thể bạn đang mắc các rối loạn tuyến giáp, tăng tiết mồ hôi, hoặc uống quá nhiều rượu bia.

Bàn tay xuất hiện đốm nâu

Đây là tình trạng xuất hiện khi da bạn bị lão hóa hoặc khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin C và B12, thiếu máu hoặc suy giảm chức năng gan.

Nhìn tay bắt bệnh: 30 vấn đề sức khỏe sẽ thể hiện rõ qua vẻ ngoài của bàn tay - Ảnh 7.

Ảnh: Internet

Đốm nâu trên bàn tay đôi khi chỉ đơn giản là do bạn đã phơi nắng quá mức, mà bộ phận này rất thường xuyên bị bỏ qua khi bôi kem chống nắng.

(Nguồn: Juicing For Health)

SHARE