Tin sốc: 1/5 số hải sản trong sushi trên thế giới không phải là “hàng thật”

Nói đúng hơn thì nguyên liệu làm món sushi đó vẫn là cá, vẫn ăn được, nhưng không phải loại cá mà họ thực sự bán cho chúng ta.Nếu đã từng ăn và thích thú thưởng thức sushi – món ăn quốc hồn quốc túy của Nhật Bản – thì đây là tin sốc cho bạn. Theo Oceana – một tổ chức bảo tồn đại dương – thì cứ 5 mẫu hải sản đưa ra kiểm tra, có ít nhất 1 là không đúng như quảng cáo.Con số này tương đương với tỉ lệ 20%, và nghiêm trọng hơn khi đây là một nghiên cứu có quy mô trên toàn cầu. Theo Oceana, tổng cộng có 25.000 mẫu vật được thu thập từ 200 báo cáo thuộc 55 quốc gia khác nhau. Có nghĩa, hiện tượng gian lận này đang trở thành một vấn đề thực sự đáng báo động.Tin sốc: 1/5 số hải sản trong sushi trên thế giới không phải là hàng thật - Ảnh 1.Theo như Alexandra Sifferlin – nhà báo thuộc tờ Time, báo cáo cho thấy một số quốc gia có hiện tượng gian lận hải sản phổ biến hơn. Như tại Ý, 82% các mẫu cá kiếm, cá rô, cá mú… bị “gắn nhầm” nhãn – tức bạn được bán cho một loài cá khác với giá của những loại cá kể trên.Một ví dụ khác gây sốc hơn là các nhà hàng tại Brussels (Bỉ), khi 98% mẫu “cá ngừ đại dương”  sau khi xét nghiệm thì thậm chí còn chẳng phải cá ngừ. Còn tại Mỹ con số ít nghiêm trọng hơn, nhưng cũng rất đáng chú ý, khi ít nhất 30% số cá đưa ra xét nghiệm đều là gian lận. Đặc biệt, 58% số đó không phải là những loại cá “đáng để đặt lên đĩa”.Hậu quả rất đáng lo ngạiViệc đầu tiên cần xét đến trong câu chuyện gian lận này đó là vấn đề đạo đức. Hiện thực đáng sợ xảy ra khi một bộ phận con người đang bất chấp tất cả để lừa gạt nhau, nơi người tiêu dùng không biết thứ mình mua thực sự là gì, và quan trọng hơn là những ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ. Tin sốc: 1/5 số hải sản trong sushi trên thế giới không phải là hàng thật - Ảnh 2.Sẽ thật bi kịch nếu như một người bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, chấp nhận bỏ ra một cái giá cao mua loại cá chất lượng tốt, nhưng để rồi nhận lại chính loài cá khiến cho bản thân bị kích ứng nghiêm trọng. Hơn nữa, các loài cá được dùng để gian lận cũng bị nghi ngờ về chất lượng, thậm chí ẩn chứa khả năng nhiễm khuẩn nguy hiểm cho sức khỏe.Chưa kể, đây là một xu hướng không hề tốt cho môi trường biển, trong bối cảnh nhiều loài cá bị đánh bắt quá mức dẫn đến tình trạng báo động.Tin sốc: 1/5 số hải sản trong sushi trên thế giới không phải là hàng thật - Ảnh 3.Nhiều người sẽ thắc mắc rằng những loài như cá ngừ đại dương (bluefin tuna), nếu xuất hiện loại cá có thể thay thế chẳng phải sẽ bảo vệ được chúng? Nhưng kỳ thực, một loại cá có trữ lượng nhiều, đánh bắt dễ mà bán “được giá” như cá ngừ, bạn nghĩ loài cá đó sẽ bình an vô sự ư? Hệ quả sẽ chỉ là thêm một loài cá nữa gặp nguy hiểm mà thôi.Tuy vậy, biện pháp ngăn ngừa tình trạng này vẫn đang được đánh giá là không dễ. Chỉ biết rằng, nhiều quốc gia đang tích cực cải thiện quy trình thống kê, theo dõi nguồn gốc thủy hải sản. Việc có thể lần ngược lại nguồn gốc chính là chìa khóa để ngăn chặn, hoặc ít nhất là giảm thiểu sự gian lận có tính toán từ lòng tham của con người.Theo Trí Thức Trẻ

SHARE