Nhiều phụ huynh cảm thấy phiền phức khi con nói quá nhiều và thường nói linh tinh mà không biết được đây là cách để trẻ rèn luyện khả năng ngôn ngữ cũng như tư duy từ khi còn rất nhỏ.
Từ tiếng gọi “cha”, “mẹ” đầu tiên, khả năng ngôn ngữ của bé đã được mở ra. Người cha, mẹ chính là giáo viên ngôn ngữ đầu tiên của trẻ. Chắc chắn rất phụ huynh nào cũng sẽ tò mò rằng: Khi nào bé nói được một câu hoàn chỉnh? Khi nào bé biết nói tiếng Anh?
Khi trẻ lớn lên, mặc dù trẻ sẽ nói rất nhiều từ nhưng bố mẹ chắc chắn sẽ không quan tâm lắm đến những lời con nói. Có lẽ họ không biết được rằng con trẻ thực sự muốn nói chuyện với bạn và trẻ nói nhiều hơn sẽ thông minh hơn.
Nói nhiều giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng
Đôi khi trẻ hay nói những điều vu vơ, có vẻ không logic khiến nhiều bậc phụ huynh thường lờ đi và cho là không quan trọng. Tuy nhiên, trẻ có rất nhiều điều muốn nói và người lớn cần phải thường xuyên chuyện trò để hiểu được thế giới nội tâm của con trẻ.
Khi trẻ nói chuyện, não trẻ sẽ hoạt động rất nhanh. Ví dụ khi trẻ nhìn thấy con khỉ trong vườn thú, bé sẽ liên tưởng đến Tôn Ngộ Không, chuối cũng như nhiều thứ khác. Vì vậy, cha mẹ không nên lờ đi khi thấy con nói những điều “vô nghĩa”, hãy cúi xuống để lắng nghe con nói một cách kỹ càng và bắt đầu trò chuyện theo cách tư duy của con trẻ.
Nói chuyện thể hiện khả năng giao tiếp, lãnh đạo
Nói chuyện thể hiện khả năng giao tiếp, lãnh đạo của trẻ và khả năng này thường được xây dựng từ khi trẻ con rất nhỏ. Phong cách nói chuyện, giao tiếp của bố mẹ cũng có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ em sau này.
Trẻ em bắt đầu nói nhiều từ lúc nhỏ và sẽ bắt đầu hành trình tích lũy ngôn ngữ của mình đến lúc lớn lên. Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ không sửa cách trẻ nói, cách trẻ phát âm sẽ tạo thành thói quen xấu của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường học và bắt chước những câu chửi thề rất nhanh vì vậy cha mẹ cần phải lưu ý.
Nói cũng giúp cải thiện kỹ năng đọc
Trẻ nhỏ nói nhiều thường sẽ rất thích đọc. Nói cũng giúp trẻ hiểu về ngôn ngữ hơn từ đó kích thích việc ham mê tìm tòi các ngôn ngữ mới hơn qua việc đọc sách. Cha mẹ nên mua một số cuốn sách về văn học thiếu nhi và đọc cho trẻ nghe hoặc hướng dẫn trẻ đọc để tăng cường khả năng ngôn ngữ và mở rộng vốn từ của trẻ.
3 kỹ năng để trò chuyện với con trẻ
1. Phân tích ngôn ngữ
Với những đứa trẻ đang bập bẹ tập nói, lúc này trẻ chưa thể nói được một câu hoàn chỉnh. Bố mẹ hãy hướng dẫn con nói và phân tích kỹ hơn về sự vật để trẻ dễ hiểu và nói được nhanh hơn.
Ví dụ, trẻ chỉ đến một hộp bánh quy, bố mẹ nên lý giải nhiều hơn về chiếc bánh như: màu đỏ là bánh quy dâu, có vị ngọt để khơi gợi sự tò mò và hiểu biết của trẻ.
2. Không làm gián đoạn và hãy để trẻ nói chuyện
Trẻ em thường nói rất dài dòng, khó hiểu khiến nhiều phụ huynh mất kiên nhẫn và luôn nghĩ rằng: “Con nói gì mà mình không hiểu vậy cứ để con nói một mình,” hoặc nói rằng mình không muốn nghe trẻ nói nữa và yêu cầu trẻ giữ yên lặng. Làm gián đoạn trẻ nói chuyện sẽ khiến trẻ cảm thấy thất vọng cũng như suy nghĩ rằng bố mẹ không muốn nghe trẻ nói chuyện, thậm chí không thích trẻ. Tình trạng này lâu dài có thể khiến trẻ mắc chứng tự kỷ.
3. Trao đổi bình đẳng
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con là chỉ là đứa trẻ, không hiểu gì vì vậy thường không thích nói chuyện với trẻ hoặc không quan tâm đến những lời trẻ nói.
Cha mẹ nên học cách giao tiếp bình đẳng với trẻ chứ không phân biệt “người lớn” hay “trẻ nhỏ”. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn, muốn khẳng định mình hơn. Hãy nhớ rằng, dù trẻ được bao nhiêu tuổi, bố mẹ vẫn nên nói chuyện, trao đổi một cách bình đẳng và thể hiện sự thấu hiểu, trân trọng với trẻ.
Nguồn: Emđẹp.vn